Nói Về Miền Nam – Sơn Nam

>> Mua sách tại những trang thương mại uy tín

Tiki Fahasa Shopee

 

Danh mục:

Mô tả

Lời nói đầu: Nói Về Miền Nam – Sơn Nam

« Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe ! » Nếu quan niệm như thế, chúng tôi e rằng suốt đời phải ngậm miệng vì đợi đến bao giờ mới « biết » ? Hơn nữa « biết » cũng chưa đủ. Nên uốn lưỡi nhiều lần trước khi phát phát ngôn nữa kìa.

Còn dựa cột mà nghe ! Từ lâu chúng tôi giữ thái độ dựa cột và đã nghe những nhận định về chim Hồng, chim Lạc, về truyền thống văn hóa quá mơ hồ. Lẽ đâu bản chất của văn hóa là mơ hồ ?

Thà là chúng tôi cố gắng đơn thân độc mã phát biểu cụ thể hơn, được tiếng nào hay tiếng nấy : nói về một Miền, ghi một đôi nét, đừng tổng kết vội vàng và sẵn sàng chờ đón bao nhiêu ý kiến chống đối. Có lẽ vài bạn đọc sẽ phàn nàn vì chúng tôi nhắc đến Cải lương, Vọng cổ… Thiết tưởng đó là một cống hiến nhỏ bé nhưng đặc biệt của Miền Nam vào nền văn hóa nước nhà. Cải Lương, Vọng Cổ mãi còn sống đó, bất chấp những ai đã phủ nhận vai trò của nó, hoặc đề cao nó một cách vớ vẩn.

ÔNG HOÀNG HIỆP VÀ TRẬN GIẶC NĂM 1673

VÀO hậu bán thế kỷ XVII, ở lãnh thổ Việt Nam xảy ra những trận giặc chót của cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Năm 1648, Trịnh đánh vào Nam Bố Chính và cửa Nhựt Lệ, bị thua to vì tướng Đàng Trong là Trương Phúc Phấn giữ vững lũy Trường Dục.

Năm 1655, quân Trịnh lại khuấy rối vùng Nam Bố Chính. Tướng Nguyễn Hữu Dật bày kế với Hiền Vương, xin đánh bất thình lình vào địa phận Chúa Trịnh, Hiền Vương đồng ý. Cùng với Nguyễn Hữu Tấn, Nguyễn Hữu Dật đánh đâu thắng đấy, chiếm được 7 huyện ở tận Nghệ An. Các quan lại địa phương lần lượt đầu hàng, dân chúng tiếp đón nhưng họ đâm ra thất vọng – thuế điền, nhứt là thuế thân (sai dư tiền) đánh quá cao, mặc dầu đó là thuế biểu áp dụng thường lệ ở Đàng Trong. Nguyễn hữu

Dật dụ dân chúng rằng biện pháp ấy chỉ tạm thời – nhưng không mấy ai tin tưởng lời hứa hẹn đó. Quá hăng hái, Dật muốn tiếp tục tấn công nhưng Hiền Vương dạy Dật nên cẩn thận, mọi việc binh nhung phải bàn bạc trước với Nguyễn hữu Tấn.

Để giải quyết tình trạng « mắc sa lầy » ở xứ lạ quê người, Dật phát triển tâm lý chiến, loan tin làm hoang mang đối phương, bí mật giao thiệp với Trịnh Tạc. Mặc dầu đã cho Hiền Vương biết trước nhưng việc tư thông của Dật gây thêm nhiều thắc mắc với Nguyễn hữu Tấn – có lẽ Nguyễn hữu Tấn ganh công. Vì tiểu tâm, Nguyễn hữu Tấn rút thình lình tất cả quân số về Nam, cố ý bỏ Nguyễn hữu Dật ở lại một mình.

Chừng hay được, Dật vẫn trầm tĩnh, ra lịnh cho 30 vệ sĩ – số vỏn vẹn ở bên cạnh Dật – phất cờ gióng trống trong lúc rút lui, khiến quân Trịnh không dám truy kích theo.

Thế là chiến thắng đã hóa chiến bại. Cuối năm 1661, đầu 1662, Trịnh Căn và Lê thời Hiến đánh thình lình vào tận lũy Đồng Hới. Bị thất thế, Dật rút vào lũy để thủ hòa…

Bấy giờ, Hiền Vương hiểu thực lực của mình hơn bao giờ hết. Theo lời tâu của Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn hữu Tấn, Chúa quyết định xây thêm 2 lũy nhỏ : Trấn Ninh và Sa Phụ để kiện toàn hệ thống sẵn có.

Khoảng thời gian hưu chiến 10 năm (1662-1672) giúp Hiền Vương chỉnh đốn thuế khóa, tích trữ lương thảo, Nông Lại Tư đặt ra kế hoạch do ký lục Võ Phi Thừa soạn thảo, nhằm mục đích đo diện tích các ruộng đất đang khẩn hoang và đã khai khẩn ; thuế đánh khá nặng : một mẫu (chừng 1/3 hectare) ruộng 2 mùa phải đóng 40 thăng lúa (1 thăng = non 3 lít) và 8 hạp gạo trắng.

Năm 1667, Trịnh Tạc đuổi Mạc Kính Vũ ; Vũ chạy trốn qua Tàu, mầm nội loạn gần như dứt hẳn.

Tháng 6 dương lịch 1672, Trịnh Tạc kéo binh vào Nam, quyết tiêu diệt chúa Nguyễn. Việc bố trí rất khéo léo, chu đáo.

Trịnh Căn làm Nguyên soái, cai quản thủy quân.

TRÍCH DẪN THEO SÁCH: Nói Về Miền Nam – Sơn Nam

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

Hoặc:

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nói Về Miền Nam – Sơn Nam”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *